Ưu và nhược điểm của vay thế chấp
- 10/08/2017
- 18747 VIEWS
-
Vay thế chấp – hình thức vay phổ biến nhất hiện nay tại mỗi ngân hàng. Tuy nhiên, bạn đã hiểu gì về cách vay này? Khi nào bạn nên chọn vay thế chấp? Những thông tin ngan-hang.com cung cấp dưới đây sẽ đưa ra câu trả lời dành cho bạn!
1. Vay thế chấp là gì?
Vay thế chấp là sản phẩm cho vay có bảo đảm tài sản nghĩa là khách hàng cần phải thế chấp một tài sản hoặc giấy tờ có giá trị để được đồng ý cấp vốn. Tài sản thế chấp là những tài sản được ngân hàng chấp nhận theo quy định (ví dụ: sổ đỏ, sổ hồng, sổ tiết kiệm...). Lưu ý, người đứng tên vay phải là chủ sở hữu của các loại tài sản này, nhưng nếu không có khả năng trả nợ thì ngân hàng sẽ tịch thu tài sản của khách hàng và thanh lý trả nợ. Do đó, trước khi quyết định ký vay vốn ngân hàng, khách hàng cần nắm rõ được các ưu điểm và nhược điểm của hình thức vay trên để đưa ra quyết định đúng đắn.
2. Ưu điểm của vay thế chấp
- Lãi suất thấp, ổn định hơn nhiều so với dịch vụ vay tín chấp. Đây cũng chính là ưu điểm nổi bật của hình thức vay thế chấp, vì ngân hàng đã được bảo đảm khoản vay bằng tài sản của khách hàng
- Phương thức trả lãi linh hoạt
- Đáp ứng được nhu cầu vay vốn lớn của khách hàng. Số tiền khách hàng được vay có thể lên tới vài tỷ hoặc vài chục tỷ phụ thuộc vào giá trị tương đương của tài sản bảo đảm
- Thời gian vay lâu dài
- Thủ tục hồ sơ đơn giản, nhanh chóng
- Hiện nay, rất nhiều ngân hàng đang có các chương trình khuyến mãi cực hấp dẫn dành cho khách hàng có nhu cầu vay thế chấp để mua nhà ở, mua xe ôtô... (thế chấp bằng chính mảnh đất đó hoặc chính ôtô đó), tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người vay
3. Nhược điểm của vay thế chấp
- Bắt buộc khách hàng phải có tài sản bảo đảm để thế chấp cho khoản vay
- Trường hợp, khách hàng không thanh toán được nợ sẽ mất quyền sở hữu tài sản thế chấp, nên có phần mạo hiểm
- Thời gian giải ngân lâu hơn
- Khách hàng có lịch sử trả nợ tốt
Do đó, khách hàng có nhu cầu vay vốn nên cân nhắc kỹ, tính toán nhiều yếu tố như: khả năng trả nợ, lãi suất, mức phạt (nếu có)... trước khi lựa chọn hình thức vay thế chấp.